
25 cuốn sách tôn giáo hay tập trung khái quát bối cảnh ra đời, quá trình phát triển, phân phái, những kinh điển cơ bản, các nghi thức tế tự, của các tôn giáo lớn trên thế giới sẽ giúp độc giả có một cách nhìn tổng quan về lịch sử hình thành tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống tinh thần của nhân loại
Lược Sử Tôn Giáo
Hơn bảy tỷ người trên thế giới có thể viết một thứ gì đó khác chữ “Không” vào mục Tôn giáo trong hồ sơ của mình. Một số sinh ra đã theo một tôn giáo được chọn sẵn; số khác có thể tự lựa chọn theo sở thích, theo định hướng, theo đám đô Thế rồi họ thực hành đức tin của mình hằng ngày, tự hào về nó và muốn truyền bá nó cho nhiều người khác nữa. Đó là con đường phát triển hết sức tự nhiên của tôn giáo suốt hàng nghìn năm qua, kết quả là vô số tín ngưỡng với cành nhánh xum xuê mà chúng ta thấy ngày nay.
Nhiều tôn giáo ra đời cách đây hàng nghìn năm với số lượng tín đồ hùng hậu, một số khác non trẻ hơn nhưng không kém phần đình đám vì những tín đồ ít ỏi nhưng nổi tiếng của mình. Thế nhưng, ai trong số họ dám chắc những gì mình đang làm là đúng nguyên bản và không khiến các vị khai sinh ra tôn giáo ấy lắc đầu, thất vọng?
Mười Tôn Giáo Lớn Trên Thế Giới
Tôn giáo là một hiện tượng lịch sử – xã hội, có quá trình ra đời và phát triển.
Trong thời kỳ đầu tồn tại, cách đây từ một đến hai triệu năm, loài người chưa có quan niệm về thần, cũng chưa có tôn giáo. Chỉ khi sức sản xuất xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định; bộ óc, bàn tay và công cụ lao động của con người ngày càng hoàn thiện; năng lực tư duy trừu tượng của con người xuất hiện một số khái niệm nào đó, con người mới sùng bái thần linh, tôn giáo mới xuất hiện.
Cuốn sách 10 tôn giáo lớn trên thế giới được biên soạn công phu, khoa học, tập hợp rất nhiều tư liệu có giá trị đem đến cái nhìn tổng quan về 10 tôn giáo lớn trên thế giới.
Tôn Giáo Học – So Sánh
Để hiểu rõ về một tôn giáo đã khó, nắm được tinh hoa của tôn giáo ấy để viết ra cho mọi người đọc lại càng khó hơn, huống gì là hiểu và viết về các tôn giáo lớn trên thế giới. Việc này không phải ai cũng có khả năng làm được. Đọc qua tác phẩm Tôn Giáo Học So Sánh của Pháp sư Thánh Nghiêm, chúng ta mới thấy được kiến thức uyên bác về các tôn giáo của Ngài. Có lẽ, chúng tôi không cần giới thiệu ra đây làm gì, sau khi xem xong độc giả sẽ tự cảm nhận điều đó.
Tuy nhiên, sách viết bằng Hoa ngữ nên việc đọc và hiểu thấu được nghĩa lý của nó cũng có phần hạn chế. Vì muốn góp sức mình cho lợi ích của mọi người, giúp cho Tăng Ni sinh các trường Phật học Việt Nam và các sinh viên chuyên ngành khoa học xã hội có thêm tài liệu tham khảo khi học về môn tôn giáo học, nên tôi đã cố gắng đem hết khả năng của mình dịch ra Việt ngữ.
Vì mỗi tôn giáo đều có những thuật ngữ riêng, cho nên bản dịch này không sao tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính mong các bậc cao minh, các vị chức sắc tôn giáo bạn góp ý để cho bản dịch được hoàn thiện hơn.
Tôn Giáo – Khái Lược Những Tư Tưởng Lớn
Chỉ có một Thượng đế? Vì sao con người chịu khổ? Điều gì chờ ta sau cái chết? Hàng tỉ người trên thế giới tìm thấy ý nghĩa sống trong tôn giáo, nhưng những tư tưởng nào đã nâng đỡ những đức tin đó và chúng đã phát triển như thế nào?
Bao quát những tôn giáo tín ngưỡng lớn của thế giới bằng một văn phong dễ hiểu và sáng sủa, Tôn giáo – Khái Lược Những Tư Tưởng Lớn là tập hợp những bài viết ngắn gọn hàm súc giải thích rõ những điều khó hiểu, những sơ đồ từng bước một giúp làm sáng tỏ những giáo lí trọng tâm và những hình ảnh minh họa dí dỏm giúp chúng ta suy tư với nhận thức về tôn giáo của mình.
Sự Sống Bất Tử
Cuộc sống sau cái chết và sự tồn tại của một Đấng tối cao luôn là đề tài mà con người quan tâm trong suốt chiều dài lịch sử. Là một bác sĩ y khoa, người thành lập Cơ sở Nghiên cứu Trải nghiệm Cận tử (Near Death Experience Research Foundation, NDERF), Jeffrey Long đã nghiên cứu trải nghiệm cận tử của 3.000 nhân chứng có các hoàn cảnh sống, tôn giáo, truyền thống khác nhau; trong đó có những những người tin vào tâm linh và những người không tin vào tâm linh.
Dựa vào những nghiên cứu này, Jeffrey Long đã viết nhiều cuốn sách gây chú ý về đề tài cuộc sống sau cái chết và thế giới tâm linh. Trong đó, có cuốn “Sự sống bất tử”. Khác với những cuốn sách mô tả về “thế giới bên kia” trước đó, trong cuốn sách lần này, Jeffrey Long tập trung vào việc minh chứng sự tồn tại và mô tả “chân dung” của thượng đế, dựa trên những điểm tương đồng trong lời kể về trải nghiệm cận tử của hàng ngàn nhân chứng.
Khi cận tử, chúng ta sẽ gặp những điều gì? Liệu có tồn tại thượng đế? Chúng ta có thể gặp lại những người thân yêu đã khuất ở thế giới bên kia? Cuốn sách “Sự sống bất tử” không chỉ là những ghi chép chi tiết về thượng đế, thiên đường, sự khải thị, sự phán xét và địa ngục… được kể trực tiếp từ những người đứng trước “cửa tử” mà còn là tập hợp những minh chứng khoa học, cụ thể về thế giới tâm linh cho những ai quan tâm đến đề tài này.
Gợi ý
- 9 cuốn sách hay về tín ngưỡng mang nét đặc sắc dân tộc
Phật Giáo Có Là Tôn Giáo Không
Tác giả trình bày giáo lý cốt lõi của Phật giáo bằng một hình thức ngắn gọn, súc tích, phong phú với những câu chuyện minh họa và được truyền đạt với tinh thần mà theo đó truyền thống vĩ đại này đã mở ra. Alan W. Watts truy nguyên nguồn gốc, những thuật ngữ căn bản và những điểm cốt yếu trong giáo lý và xem xét tường tận những điều căn bản của Phật giáo Đại thừa bao gồm Thiền và truyền thống Phật giáo Tây Tạng.
Những bài viết chọn lọc trong sách cung cấp cho độc giả một tổng quan sâu sắc về sự phát triển của tư tưởng Phật giáo và đồng thời giới thiệu một trong những con đường giải thoát hấp dẫn nhất của nhân loại.
Tôn Giáo Nhìn Từ Viễn Cảnh Xã Hội Học
Tôn Giáo Nhìn Từ Viễn Cảnh Xã Hội Học được biên soạn nhằm mục tiêu giúp sinh viên chuyên ngành Tôn Giáo Học có thêm được một số tư liệu chuyên ngành Xã Hội Học Tôn Giáo để có thể đi sâu hơn vào lãnh vực nghiên cứu tôn giáo.
Theo tác giả, điểm đặc thù chính của ngành Xã Hội Học Tôn Giáo là đặt câu hỏi tại sao của một nhóm người nào đó (chứ không phải một cá nhân nào đó) lại thực hiện một nghi lễ nào đó, trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể, mà không phải là một nhóm khác, hay một nghi lễ khác, và đâu là các ảnh hưởng của văn hóa, cấu trúc xã hội, bối cảnh kinh tế đối với các hành vi tôn giáo của nhóm đó. Không hẳn chỉ tập trung nghiên cứu các giáo phái, các hành vi phi tôn giáo, phủ nhận, thậm chí chống đối tôn giáo cũng có thể là chủ đề nghiên cứu của lĩnh vực này. Một vài chủ đề chính của ngành Xã Hội Học Tôn Giáo: Việc phân loại thế nào là giáo phái (sect), tông phái (denomination), tín ngưỡng (cult).
Từ Điển Tôn Giáo Thế Giới Giản Yếu
Tôn giáo, ngày nay, không còn là thế giới thần linh huyền ảo mờ mịt không thể diễn giải như thuở xa xưa vốn đã dẫn dắt con người đi tìm hiểu niềm tin qua quá nhiều trung gian và nghi lễ.
Cho nên cũng từ đời sống hiện thực và sinh hoạt phong phú đa dạng được ghi chép, thể hiện qua kinh sách, truyền thuyết, sự tích, thần thoại, lễ nghi và các biểu tượng… của tôn giáo nói chung và từng tôn giáo nói riêng quả thật có quá nhiều điều cần thiết đáng để chúng ta tìm hiểu.
Cuốn từ điển này được nghiên cứu, biên soạn dựa trên các nguồn tham khảo có tính khoa học đáng tin cậy nhất dành cho những bạn đọc muốn tìm hiểu về tôn giáo và các tôn giáo thêm chính xác, đầy đủ hơn.
Những Thay Đổi Trong Văn Hóa Và Tôn Giáo Của Đông Nam Á
Sự quyến rũ của khu vực Đông Nam Á là ở những hình thái văn hoá đa dạng. Nằm giữa hai nền văn minh lớn – Trung Hoa và Ấn Độ – khu vực này đã chịu ảnh hưởng của cả hai và còn tiếp nhận những ảnh hưởng của châu Âu và Mỹ qua các biến cố lịch sử. Sự phong phú của tín ngưỡng cũng là điểm đặc sắc: Ấn giáo, Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo cùng những tín ngưỡng bản địa khác tạo nên bức khảm tinh tế trên khắp khu vực này.
Những Thay Đổi Trong Văn Hóa Và Tôn Giáo Của Đông Nam Á (Tái Bản) của Niels Mulder không phải là sự khảo sát về sự đa dạng ấy mà là một chuyên luận về việc nhận dạng những đặc điểm xã hội, văn hoá và tôn giáo, của các cộng đồng người Thái, người Java và người Philippines, xác định những mối quan hệ trong đời sống hàng ngày và những tư tưởng chỉ đạo chúng. Việc nhận dạng văn hoá và tôn giáo sẽ dẫn đến những đánh giá về quá trình thay đổi đã diễn ra như thế nào tại khu vực có tầm quan trọng ngày càng lớn này của thế giới.
Tôn Giáo Và Nhân Sinh
Cuốn sách gồm một số nội dung chính như sau:
- Đường đời muôn nẻo khiếm khuyết
- Bàn tiếp về đường đời muôn nẻo khiếm khuyết
- Nhân cách thăng hóa trong nỗi cô đơn
- Cõi đời hiu quạnh
- Thân tâm an ổn và tâm tính siêu thoát
- Từ sự đau khổ của cuộc đời đến sự thăng hoa của nhân tính
- Từ con người và xã hội đến con đường giải thoát
- Chuẩn bị cho giây phút cuối cùng của cuộc đời như thế nào?
- Bàn về thần thông và nhân thông
- Xã hội lý tưởng
- …